Bạt lót hồ tôm Lực Sĩ được làm từ chất liệu nhựa HDPE nguyên sinh, thêm chất chống tia UV và oxy hoá nên có độ bền cao. Đặc biệt là bạt dai bền, gia cường lực tốt, độ bóng cao nên ít bám rong rêu.
Ưu Điểm Của Bạt Lót Hồ Tôm Lực Sĩ
• Sản xuất bằng nhựa HDPE nguyên sinh, đảm bảo bạt dẻo dai, khó rách và bền bỉ theo thời gian rất phù hợp với các hồ nuôi tôm công nghệ.
• Bề mặt bạt có độ bóng cao, ít bám rong rêu trong quá trình nuôi và dễ dàng trong việc vệ sinh bạt hồ tôm, cải tạo lại hồ sau mỗi vụ nuôi.
• Bạt chịu được lực kéo tốt, dễ hàn dán giúp quá trình thi công dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
• Bạt không sử dụng phụ gia có thể gây hại cho tôm. Vì vậy, sử dụng bạt Lực Sĩ an toàn giúp tôm phát triển tốt và đem lại năng suất cao.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Bạt HDPE Lót Đáy Hồ Tôm
Nhờ vào bạt lót hồ tôm HDPE mà nghề chăn nuôi thủy sản hiện nay trở nên dễ dàng hơn giúp cho nghề nuôi tôm đã và đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
- Bạt HDPE lót hồ nuôi tôm giúp rút ngắn thời gian làm sạch ao và chuẩn bị ao cho mùa vụ mới. Nhờ vào ưu điểm này mà số lượng vụ nuôi mỗi năm đều được tăng lên và năng suất cũng tăng cao hơn.
- Khi ao tôm được lót bạt thì các chất thải được gom giữa ao nên dễ dàng vệ sinh hơn, dễ kiểm soát đáy và giảm thiểu khí độc trong ao nuôi.
- Chất lượng và độ ổn định của ao nuôi cũng được quản lý dễ dàng hơn, vì không chịu nhiều tác động tiêu cực khi tiếp xúc với đáy ao và bờ kè.
- Khi vào mùa mưa, với những áo tôm có lót bạt thì bà con không cần sử dụng tới máy hút bùn và việc thu hoạch tôm dễ dàng hơn.
- Bạt HDPE phía dưới giúp ngăn sự thay đổi của bờ biển tạo sóng, gió, dòng nước. Từ đó giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cho ao nuôi. Với những hồ tôm có lót bạt bà con có thể sục khí mạnh hơn, thả nuôi với mật độ dày hơn trên cùng một diện tích so với những ao tôm không được lót bạt.
- Khi đáy ao sạch thì việc thu hoạch tôm cũng sẽ sạch hơn và vẻ bên ngoài tôm cũng đẹp hơn, từ đó giá tôm bán ra cao.
- Do đảm bảo được chất lượng nước, giảm rủi ro bệnh tật nên ít dịch bệnh bất thường, sản lượng tôm được ổn định. Đáy ao sạch, chất lượng nước tốt, hệ số chuyển đổi thức ăn bảo đảm nên tôm khỏe mạnh và không bị nhiễm bẩn.
>>> Xem thêm: Nhà Máy Sản Xuất Các Loại Bạt HDPE Chất Lượng Cao
Các Bước Thi Công Bạt Lót Hồ Tôm Đúng Cách
1.Công Đoạn Chuẩn Bị Mặt Bằng Trước Khi Lót
Khi bà con đã xác định được quy mô, thông số về kích thước của ao nuôi và sản lượng đề ra thì việc đào dọn đất, hoàn thiện hồ nuôi tôm cơ bản cần được tiến hành.Việc đào đất sau khi hoàn thành lúc này việc lót bạt HDPE mới có thể tiến hành một cách suôn sẻ và thuận lợi được.
Để đảm bảo về mặt của hồ nuôi đạt tiêu chuẩn, loại bỏ các vật sắc nhọn thì bề mặt của hồ cần được đầm chặt, nếu đất mềm cần phải trái cát đầm cho phẳng và dọn sạch sẽ mặt bằng.Lúc này, thi công phần xi phông ở đáy ao cần cân đối đảm bảo phù hợp với thiết kế của hồ. Việc thi công bạt HDPE để lót hồ nuôi tôm cần chú ý cả tới việc đào rãnh để neo theo đúng thiết kế về cả độ rộng, độ sâu theo tiêu chuẩn.
2.Tiến Hành Lót Bạt Nhựa
Trải bạt và cố định bạt lót bằng rãnh neo bằng cách chôn bạt xuống rãnh và lắp đặt lên. Ở khâu này bạn nên quản lý chặt chẽ nhân công làm đúng quy trình thi công và đảm bảo người đang thi công không được hút thuốc, mang giày đế cứng hoặc sử dụng vật sắc nhọn gây tổn hại lên bề mặt bạt.
3.Tiến Hành Hàn Bạt
Có ba phương pháp hàn bạt: là phương pháp hàn kép (hàn ép nóng), phương pháp hàn đùn và phương pháp hàn khò. Tương ứng với vị trí của mối hàn mà chọn phương án hàn cho phù hợp.
Trước khi hàn đại trà, cần kiểm tra tiến hành hàn thử để xác định nhiệt độ hàn, tốc độ hàn phù hợp với nhiệt độ môi trường và chiều dày từng loại màng chống thấm HDPE cần hàn. Để tránh sự cố hở mối hàn, không hàn đúng cách, khả năng chống thấm của bạt không đảm bảo, dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước và lâu dài gây nguy cơ dịch bệnh cho tôm.
Nếu bạn đang cần báo giá bạt lót hồ tôm hay tìm hiểu một địa chỉ uy tín chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Bạt Lực Sĩ để được tư vấn, đặt hàng ngay để trở thành khách hàng hay đại lý may mắn nhất nhận được giá ưu đãi nhé!