Quy Trình Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới Công Nghệ Cao

Trong vài năm trở lại đây, dưa lưới đã dần trở thành loại trái cây quen thuộc, được sử dụng như một loại trái cây cao cấp nhưng phổ biến với giá vừa tầm chứ không quá đắt đỏ như những loại trái cây nhập khẩu khác. Để có được điều này, phải trải qua quá trình dài như nghiên cứu giống, ứng dụng công nghệ và thử nghiệm tại các nông trại.

Cho đến bây giờ có thể ứng dụng công nghệ nhà màng trồng dưa lưới ở nhiều địa phương với hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu sức lao động của con người. Từ đó mang đến một loại trái cây thơm ngon cho người Việt tiêu dùng. Nào, hãy cùng Hoàng Phúc tìm hiểu ngay nguồn gốc của dưa lưới và mô hình thiết kế nhà màng trồng trồng dưa dưới chất lượng với năng suất cao nhé!

Nguồn Gốc Của Dưa Lưới

Quy‌ ‌Trình‌ ‌Áp‌ ‌Dụng‌ ‌Nhà‌ ‌Màng‌ ‌Trồng‌ ‌Dưa‌ ‌Lưới‌ ‌Công‌ ‌Nghệ‌ ‌Cao‌ ‌
Nguồn Gốc Của Dưa Lưới

Dưa lưới có tên khoa học là Cucumis melo, thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, tuy nhiên người Ai Cập được xem là những người đầu tiên trồng giống cây này. Quả dưa lưới có dạng hình tròn hoặc hình trái xoan nhưng đều có đặc điểm chung là lớp vỏ màu xanh cứng với những đường gân trắng đan nhau dày đặc tạo thành lớp lưới đẹp mắt và độc lạ.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Còn ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương, Tiền Giang,…

Dưa lưới được chia ra làm 2 loại chính:

  • Dưa lưới ruột xanh: Phần vỏ dưa lưới ruột xanh có màu nâu khi chín, trên vỏ có rất nhiều gân màu trắng xám đan nhiều lớp. Bên trong ruột dưa có màu xanh lá non, vị trí càng gần hạt dưa thì màu sắc càng nhạt dần.
  • Dưa lưới ruột vàng: Loại dưa này có vỏ ngoài xanh thâm, trên vỏ đan xen những gân sáng trắng dày vào nhau giống như lưới. Theo kinh nghiệm của bà con chia sẻ, nếu vỏ ngoài trái dưa có nhiều đường gân trắng thì trái dưa càng ngọt. Phần ruột có màu vàng cam đẹp mắt

 Kỹ Thuật Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới

Để có được một mô hình nhà màng trồng dưa lưới hiệu quả, bạn cần phải tuân theo một số kỹ thuật dưới đây, đó là việc lựa chọn mô hình thiết kế, giống và một số hệ thống hỗ trợ khác trong quá trình sản xuất.

1.Thiết Kế Nhà Màng Trồng Dưa Lưới

Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau, nhưng ở đây Lực Sĩ Nhà Nông sẽ kể ra một số đặc điểm khi thiết kế mà bạn cần phải lưu ý:

  • Đảm bảo độ truyền dẫn ánh sáng từ 85% đến 90%.
  • Độ cao cột từ mặt đất đến máng xối là 4m đến 4,75m.
  • Khẩu độ không gian mỗi nhà ít nhất là 8m, cột cách cột 4m.

Thông thường, mô hình này thường triển khai với 2 cửa thông gió và có mái cố định. Phần mái được lợp bằng màng polymer kế hợp với vách ngăn xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng với quy cách 50 mesh (để đảm bảo ngăn chặn tối đa sự xâm nhập và gây hại của bọ trĩ và rầy phấn trắng trên dưa lưới).

Quy‌ ‌Trình‌ ‌Áp‌ ‌Dụng‌ ‌Nhà‌ ‌Màng‌ ‌Trồng‌ ‌Dưa‌ ‌Lưới‌ ‌Công‌ ‌Nghệ‌ ‌Cao‌ ‌
Kỹ Thuật Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới

Cấu trúc kiểu nhà màng công nghệ cao này đảm bảo thoát nhiệt tốt khi trời nắng, không bị mưa tràn vào nhà thông qua hệ thống màng 5 lớp được lợp phía trên và hệ thống máng xối nhằm giúp thoát nước ở 2 bên. Đồng thời, khả năng chống chịu gió bảo tốt và dễ dàng thi công mà thể hiện được tính thẩm mỹ, hiện đại.

>>> Tham khảo thêm lưới chắn côn trùng làm vách ngăn nhà màng: tại đây.

>>> Tham khảo thêm: Lưới Chắn Côn Trùng Công Nghệ Cao – Thay Thế Cả Hàng Ngoại Nhập

 2.Giống Cây Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Màng

Thị trường hiện nay bán tràn lan nhiều loại hạt giống dưa lưới khác nhau. Tùy theo điều kiện, nhu cầu thị trường và cây giống có sức để kháng cao để trồng nhà màng mà bạn có thể dùng các loại giống có nguồn gốc khác nhau. Điều này cũng phụ thuộc vào chi phí mà bạn đầu tư cho mô hình này.

3.Chuẩn Bị Giá Thể Trồng

Giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển khi ươm cây con. Tuy nhiền cần đảm bảo cho giá thể sạch, thông thoáng cũng như đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là điều kiện lý tưởng để cây phát triển và cho ra những cây con tốt nhất.

Quy‌ ‌Trình‌ ‌Áp‌ ‌Dụng‌ ‌Nhà‌ ‌Màng‌ ‌Trồng‌ ‌Dưa‌ ‌Lưới‌ ‌Công‌ ‌Nghệ‌ ‌Cao‌ ‌
Kỹ Thuật Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới

Hiện nay có rất nhiều loại giá thể được sử dụng để trồng cây trong nhà màng trồng dưa lưới, nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính:

  • Giá thể hữu cơ tự nhiên: mụn xơ dừa, vỏ thông, than bùn, mùn cưa, trấu hun,…
  • Giá thể nhân tạo: rockwool (bông khoáng), mút xốp, bọt biển, cát sỏi,…

Sau khi chọn được giá thể cho vào đầy lỗ mặt khay, bạn tiến hành gieo hạt. Hàng ngày giữ ẩm để hạt nảy mầm tốt. Nên đặt khay hạt trong nhà ươm để che mưa, chắn côn trùng và giúp cây con phát triển tốt trước khi chuyển cây con sang giá thể trồng trong nhà màng. Sau khi hạt đã nảy mầm và có 2 lá thật thì cần được phun phân bón lá vi lượng. Cây con sẽ phát triển từng ngày, sau 12 đến 15 ngày khi gieo thì đem trồng.

 4.Kỹ Thuật Trồng

Nhà màng trồng dưa lưới có thể áp dụng một số kỹ thuật như trồng bằng túi ươm hoặc trồng trên máng giá thể, tùy theo cách trồng mà bà con nên lưu ý một số kỹ thuật trồng nhé!

  • Trồng dưa bằng túi ươm: nên chọn kích thước túi khoản 32cmx18cm, túi có màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi. Trồng 1 cây vào 1 túi và có thể trồng hàng đơn hoặc đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên 1 hàng là 40cm. Thiết kế khoản cách giữa 2 hàng đơn là 1.2m, còn nếu thiết kế hàng đôi là 1.6m.
  • Trồng dưa bằng máng: kích thước máng rộng khoản 30cm, cao 20cm, chiều dài của máng tùy thuộc vào chiều dài của vườn để trồng hàng đơn hoặc hàng đôi và mỗi cây cách nhau 40cm.

Bên cạnh đó khi áp dụng mô hình nhà màng trồng dưa lưới, bạn cần lưu ý độ mật độ của cây trồng để tránh trường hợp tạo lưới không đều và bị nứt quả:

  • Mật độ mùa khô: 2500 cây đến 2700 cây/1000m2
  • Mật độ mùa mưa: 2200 cây đến 2300 cây/1000m2

Lưu ý: Nên trồng cây vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây con phải đồng đều, khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.

 5.Hệ Thống Tưới

 Hệ thống tưới nhỏ giọt của nhà màng trồng dưa lưới cần có: nguồn nước, máy bơm, bể chứa dung dịch dinh dưỡng, hệ thống dây dẫn, ống PVC, bộ lọc và định giờ, đầu tưới.

Tùy theo cách trồng mà bà con có thể thiết kế hệ thống tưới dưới đây:

  • Nếu bạn trồng bằng túi ươm: bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, với mỗi túi ươm cắm 1 đầu tưới nhỏ giọt, nên số lượng dây tưới tương đương với số túi ươm.
  • Nếu bạn trồng bằng máng: mỗi luống bố trí 2 đường ống tưới, sử dụng loại ông dây có gắn đầu tưới đường kính 16mm và khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt khoảng 20cm.

 6.Chăm Sóc Cây

Để trồng dưa lưới trong nhà màng để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần nắm được nguyên tắc chính xác khi chăm sóc cây. Đó là việc treo cây, tỉa chồi, thụ phấn, tỉa trái, vị trí để trái, bấm đọt thân chính và tất nhiên là đừng quên phòng ngừa sâu hại cho cây.

Quy‌ ‌Trình‌ ‌Áp‌ ‌Dụng‌ ‌Nhà‌ ‌Màng‌ ‌Trồng‌ ‌Dưa‌ ‌Lưới‌ ‌Công‌ ‌Nghệ‌ ‌Cao‌ ‌
Kỹ Thuật Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới

Với quy trình ứng dụng nhà màng trồng dưa lưới này, hy vọng bà con nhà nông sẽ tính toán cụ thể kiểu nhà màng, số lượng cây trồng và phương pháp trồng phù hợp.


Mọi thông tin xin liên hệ:
TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG
🌐Website: https://luoilucsi.com/
📍Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong/
🏠VP Đại Diện: 527 Bình Thới, P.10, Q.11, Tp.HCM.
☎Điện thoại: 088 626 2829

One thought on “Quy Trình Áp Dụng Nhà Màng Trồng Dưa Lưới Công Nghệ Cao

  1. Pingback: Một Số Yêu Cầu Khi Thiết Kế Nhà Màng Trồng Dưa Lưới - Lưới Nhà Màng

Comments are closed.