Nhà màng nông nghiệp đang được coi là sự lựa chọn cho ngành trồng trọt hiện đại ngày nay. Đặc biệt với công nghệ cao hiện đại, nên mô hình này ngày càng khẳng định được vị trí của mình và đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
Mô hình nhà màng nông nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi, vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng thực phẩm. Việc này đã giúp bà con nhà nông có định hướng mới trong việc sản xuất như sản xuất rau củ quả sạch, an toàn và sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như trồng dưa lưới trong nhà màng, cà chua, cà chua cherry, dưa lê…. Bên cạnh đó việc hiệu ứng công nghệ cao trong canh tác là điều cần thiết để hội nhập với thế giới. Vậy để hiểu hơn tại sao đây là lựa chọn hàng đầu? Lợi ích của mô hình này là gì? Có mấy kiểu nhà màng nông nghiệp? Trong bài viết này, Lực sĩ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết khi thiết kế xây dựng nhà màng nhé!
Nhà Màng Nông Nghiệp Là Gì?

Nhà màng nông nghiệp được hiểu là một tổ hợp kết cấu bao gồm khung giàn, màng nhà kính, lưới chắn côn trùng và các vật tư phụ tạo thành một mô hình khép kín. Từ đó bảo vệ cây trồng trước những tác động của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh, tạo nên môi trường thuận lợi để cây sinh trường, phát triển và cho năng suất cao.
Hiện nay thì mô hình nhà màng đang được áp dụng phổ biến trong quá trình trồng hoa, trồng nấm, các loại cây dây leo, trồng rau củ quả hay các vườn ươm nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây trồng phát triển.
Với đặc thù bảo vệ cây trồng tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, nên mô hình này thường được ứng dụng nhiều ở các khu vực có khí hậu khắc nghiệt. Bạn có thể thấy ở một số nơi như Lâm Đồng, Mộc Châu, Nghệ An, Bình Thuận, Tiền Giang, Bắc Giang,….giúp đem lại môi trường thuận tiện để ngành trồng trọt được phát triển.
Lợi Ích Của Mô Hình Nhà Màng Nông Nghiệp Mang Lại
1.Mô Hình Nhà Màng Giúp Quá Trình Chăm Sóc Thuận Tiện Hơn
Nhờ mô hình nhà kính nông nghiệp này, bạn có thể kiểm soát được các yếu tố ngoại cảnh trong quá trình chăm sóc cây trồng theo ý mình.
Bạn có thể tích hợp hệ thống tưới cây tự động, cài đặt thời gian tưới nước theo ý thích, tiết kiệm sức người và giúp cây phát triển nhanh hơn.
Đặc điểm của mô hình này là mô hình khép kín nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Bạn có thể trồng các loại cây trái vụ để tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất của mình.

2.Ngăn Chặn Sự Xâm Nhập Của Côn Trùng Với Việc Thiết Kế Nhà Màng
Nhiều bà con hiểu lầm các loại nhà màng đều được bao phủ bởi 100% bằng các lớp màng nhà kính. Nhưng thực tế, việc bao phủ như vậy sẽ khiến nhiệt độ bên trong nhà màng tăng rất cao vào mùa hè. Nên để hạn chế tình trạng này, bà con nhà nông nên kết hợp giữa màng nhà kính và lưới chắn côn trùng. Như vậy vừa đảm bảo độ thông thoáng vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng phá hoại mùa màng.
Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thuốc đồng phục, giảm thiểu độc hại, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Do đó, dễ trở thành sản phẩm hữu cơ nên gía thành của sản phẩm bán ra sẽ cao hơn. Nên việc tạo ra lợi nhuận cho bạn và tạo được thương hiệu cho sản phẩm.
>>>> Tham khảo thêm: Lưới Làm Nhà Màng | Tầm Quan Trọng Và Cách Chọn Lưới Phù Hợp
3.Thiết Kế Nhà Màng Nông Nghiệp Hạn Chế Thiệt Hại Cây Trồng
So với mô hình trồng cây thông thường ngoài trời hoặc giăng lưới nhẹ ở trên, vào mùa mưa, nhất là mưa đá ở vùng cao, cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề. Những cây lá mỏng có thể bị dập, gây tốn kém tiền bạc và nhân lực.
Nhà màng nông nghiệp sẽ giúp bạn khắc phục những tác nhân ảnh hưởng đến cây trồng, mang lại năng suất trong quá trình trồng trọt.

4.Giảm Chi Phí Trong Quá Trình Sản Xuất Nhờ Nhà Màng
Thay vì phải đầu tư nhiều tiền cho nhân lực hay thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì đến với nhà màng giúp bạn tiết kiệm được những khoản chi phí này.
Bạn có thể tích hợp hệ thống tưới, ánh sáng và phân bón tích hợp trong mô hình vào thời điểm chính xác bạn muốn.
Tuy số vốn đầu tư ban đầu có thể hơi cao nhưng sử dụng được lâu dài với nhiều loại cây trồng khác nhau và mang lại điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Những Kiểu Thiết Kế Nhà Màng Thịnh Hành Nhất Ngày Nay
1.Nhà Màng Với Mái Mở Một Bên
Đây là kiểu nhà màng phổ biến nhất hiện nay, với phần mái có dạng hình vòng cung uốn cong, phần nhô cao sẽ là nơi đón gió. Kiểu thiết kế này sẽ giúp lưu thông không khí, giảm nhiệt độ tăng trong nhà màng và kiểm soát sự ngưng tụ hơi nước.
Điểm quan trọng khi thiết kế nhà màng này là căn chỉnh cửa sao cho phù hợp với hướng gió. Ngoài ra, các chi tiết liên kết bên trong như vòm, trụ, máng xối cần được kết nối một cách tỉ mỉ và chắc chắn. Điều này sẽ giúp chịu được tốc độ gió lớn và chịu được tải trọng treo lớn.

2.Nhà Màng Có Mái Hở Hai Bên
Khác với nhà màng một mặt thoáng, hai mặt có độ cong hai bên mái như nhau nhưng đan chéo nhau tạo thành hai cửa thông gió. Kiểu thiết kế này giúp thông gió tốt hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ cũng như kiểm soát sự ngưng tụ của hơi nước.
Rất thích hợp với khí hậu nóng. Yêu cầu của nhà màng có mái hở hai bên cũng như mái hở một bên. Các yếu tố như hướng gió hay điểm đấu nối phải đạt tiêu chuẩn.

3.Nhà Màng Kiểu Mái Vòm
Đây là kiểu thiết kế đơn giản nhất trong các loại nhà màng hiện nay, với mái vòm cong khép kín từ trên xuống dưới. Với thiết kế đơn giản nên loại hình này thi công khá nhanh chóng, phù hợp với nhiều dạng địa hình khác nhau.
Tuy nhiên, là dạng đóng hoàn toàn nên rất khó kiểm soát sự ngưng tụ của hơi nước. Người nông dân sẽ phải đầu tư thêm thiết bị để kiểm soát sự ngưng tụ hơi nước, tránh thiệt hại cho cây trồng.

Nhiều vùng trên cả nước đã áp dụng mô hình nhà màng nông nghiệp trong quá trình sản xuất của mình và đã mang lại hiệu quả, năng suất ngoài sức tưởng tượng. Nếu bạn cũng đang có ý định thiết kế mô hình thì nên đi từng chi tiết nhỏ nhất nhé! Chúc bạn thành công!
———————————
Mọi thông tin xin liên hệ:
TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG
🌐Website: https://luoilucsi.com/
📍Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong/
🏠VP Đại Diện: 527 Bình Thới, P.10, Q.11, Tp.HCM.
☎Điện thoại: 088 626 2829
🎦Youtube: https://bit.ly/lusinhanong