Chuối già Nam Mỹ hay còn gọi là chuối lùn Nam Mỹ được biết đến là một trong những loại chuối xuất khẩu được giá nhất tính đến thời điểm hiện tại. Với lợi thế giá thành cao, năng suất tốt, việc trồng chuối trở thành mô hình lý tưởng cho bà con ở nhiều tỉnh thành trong Việt Nam.
Đặc biệt vài năm trở lại đây, diện tích trồng chuối ở nước ta ngày càng tăng rất nhanh và chiếm khoảng 19% trên tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối được trồng kinh doanh thì chuối già lùn Nam Mỹ sản xuất theo phương pháp cấy mô được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất cao, thị trường trong nước và nước ngoài đều ưa chuộng. Giống chuối già Nam Mỹ có thể trồng được ở nhiều vùng đất khác nhau, từ đất đồi đất ruộng hay đất phù sa ven sông. Vậy kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ làm sao để đạt chuẩn cũng như có thêm thông tin đưa ra hợp lý để canh tác, thì cùng bài viết này nhé!
Kỹ Thuật Trồng Chuối Già Nam Mỹ Cho Bà Con Có Năng Suất Tốt Nhất
1. Chuẩn bị đất, giống và cách trồng chuối già lùn nam mỹ
Giống và đất trồng phù hợp chính là điều kiện đầu tiên để chuối già Nam Mỹ phát triển tốt. Nên bà con cần chú ý nhỏ sau:
- Chọn giống chuối: Hãy chọn những cây chuối cấy mô khoẻ mạnh, có chiều cao trung bình từ 30-40cm, đường kính thân đạt 1.5cm – 2cm và đã mọc được 6-8 lá là đạt chuẩn.
- Chọn đất trồng chuối: Đây được xem là một loại chuối rất dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất. Tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là đất phù sa và đất đỏ bazan. Đất mới lên líp nên bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày. Trước khi trồng nên cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, tạo cho đất thoáng xốp thoát nước tốt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm mùn và chất dinh dưỡng để cây con phát triển tốt.
- Cách trồng: Đào hố trồng chuối nên có kích thước 40 x 40 x 40cm. Vị trí hố so le hình tam giác, hàng cách hàng 2–2.5m, cây cách cây 2m. Mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 5 – 10cm và đắp mô hơi cao lên để tránh hiện tượng trồi gốc. Khi đem trồng nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị long gốc bởi gió.
2. Bón Phân Cho Chuối Già Lùn
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Nên dưới đây là kinh nghiệm bón phân chung nhất mà Lực Sĩ đã tham khảo. Ngoài ra bạn có cách nào bón phân tốt cho chuối thì cũng có thể thực hiện.
- Bón lần 1: Nên thực hiện trước khi trồng chuối bao gồm các loại Phân trùn quế + Phân lân + Kali theo tỉ lệ 1: ½ : ¼
- Bón lần 2: Sau 2 tháng trồng cây con, bỏ thêm Phân đạm + Kali theo tỉ lệ ½ : ¼
- Bón lần 3: Sau khi chuối phát triển được 7 tháng bạn dùng đạm, lân và kali theo tỷ lệ 1:1 để bón cho cây.
3.Tưới Nước Và Quản Lý Có Dại Cho Vườn Chuối Nam Mỹ
- Tưới nước: Trong 3 tháng đầu mới trồng, chuối còn nhỏ nên cần rất nhiều nước, vì vậy mỗi ngày tưới 1 lần. Thời gian về sau thì tưới 2 lần/tuần, đồng thời khi bón phân kết hợp với tưới.
- Loại bỏ cỏ dại: Cần làm sạch bằng tay xung quanh gốc, làm cỏ trước khi bón phân và không nên sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ. Hoặc có cách tối ưu hơn, bạn có thể sử dụng bạt trải chống cỏ để tiết kiệm công làm cỏ cũng như có thể tái sử dụng được nhiều năm.
>>> Tham khảo thêm: Bạt Chống Cỏ – Bạt Diệt Cỏ Độ Bền Trên 5 Năm | Lưới Lực Sĩ
4.Tỉa Chồi Non
Thông thường trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2-3 chồi con, vì thể nên tỉa bỏ các chồi ốm yếu chỉ nên giữ lại chồi mọc khoẻ, các gốc mẹ khoảng 10 – 20cm. Sau 4 tháng, bạn có thể để thêm một chồi con nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
5.Chăm Sóc Chuối Khi Vừa Trổ Buồng Non
Sau khi trồng được 7 tháng, chuối bắt đầu trổ buồng, thì tiếng hành cắt bỏ bớt chỉ chừa lại 8-10 nải để đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho quả phát triển. Nên cắt nải vào lúc hàng hoa cái trổ hết và cắt vào buổi trưa để hạn chế mất nhựa.
Sau đó nên phun thêm thuốc phòng trừ bọ trị, thối trái và tiến hành sử dụng túi bao chuối bọc lại thật nhẹ nhàng.
>>> Tham khảo thêm: Chuyên Sản Xuất Và Phân Phối Túi Bao Chuối Giá Cạnh Tranh| Lưới Lực Sĩ
6.Thu Hoạch Chuối Và Chăm Sóc Vườn Sau Khi Thu Hoạch
Sau khi tiến hành bọc trái được 3-4 tháng thì ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối sau đó cắt buồng, xẻ nải và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chú ý thao tác thu hoạch phải nhẹ nhàng, thu hoạch lúc chuối già, không để chuối chín mới thu hoạch, vì dễ bị hư và dập.
Cần đốn bỏ thân giả cây mẹ đã lấy buồng, nếu vườn có nhiều sâu bệnh có thể đào bỏ luôn củ cây mẹ, dọn vệ sinh như cắt bỏ các lá khô, bẹ lá khô và chuyển tất cả ra khỏi vườn trồng đặt ở nơi có kiểm soát được sâu bệnh cho cả vườn chuối; có thể sử dụng các vật liệu dọn vườn lúc thu hoạch buồng này làm nguồn phân hữu cơ góp phần cải thiện đất và sinh trưởng của chuối. Bón phân cho vụ thu buồng tiếp theo.
Bên trên là các chia sẻ về kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ cho năng suất tốt nhất. Với kiến thức về cách lựa chọn giống, làm đất, chăm sóc và bảo quản mà Lực Sĩ chia sẽ, bạn có thể đạt được năng suất tốt nhất từ cây chuối của mình. Hãy tận dụng những bí quyết này và thực hiện chúng thường xuyên để có được trái chuối ngon và dinh dưỡng.
———————————
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG
🌐Website: https://luoilucsi.com/
📌Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong
🏠VP Đại Diện: 527 – 529 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Tp.HCM.
☎Điện thoại: 0886 262 829
🎥Youtube: https://bit.ly/lucsinhanong
💯𝑳𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒔𝒂̉𝒏 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒑𝒉𝒐̂́𝒊 𝒕𝒓𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑, 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏, 𝒅𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒉𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂̣𝒊 𝒍𝒚́!