Rau – củ – quả “sạch” là mặt hàng nông sản luôn gắn liền với bữa cơm gia đình mà được mọi người ưu tiên lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe. Với mong muốn tạo ra nguồn thực phẩm an toàn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nên những mẫu nhà lưới trồng rau hiện nay xuất hiện khá nhiều và được xem là một trong những mô hình canh tác rau sạch an toàn và mang đến chất lượng tuyệt vời cho người sử dụng.
Đặc biệt với điều kiện khí ẩm nóng quanh năm như ở Việt Nam, thì việc làm nhà lưới trồng rau sẽ góp phần bà con nhà nông canh tác có hiệu quả, hạn chế các loại côn trùng phá hoại, tăng năng suất và tăng được thời gian quay vòng của thời vụ trồng rau. Nhưng muốn phát triển một mô hình nào tốt, đầu tiên bà con cũng phải tìm hiểu kỹ càng, do đó Lưới Lực Sĩ đã tổng hợp một vài kiến thức khi xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn.
Mẫu Nhà Lưới Trồng Rau Công Nghệ Cao Mang Lại Hiệu Quả Nhanh Chóng
Canh tác các loại rau màu theo hình thức truyền thống thường phải sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật. Đây được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm được trồng trong nhà lưới công nghệ cao.
Song đó, bà con có thể thấy rõ khi ứng dụng mô hình nhà lưới trồng rau công nghệ cao sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí vào những khoản chăm bón và phun thuốc ấy. Đồng thời sản phẩm rau khi trồng ra cũng không độc hại, mẫu mã đẹp và thời gian canh tác ngắn ngày. Chưa kể, nhà lưới công nghệ cao còn là tấm màng bảo vệ cây rau khỏi nắng mưa, bão bùng,… đặc biệt là các loại côn trùng cắn phá.
Ngoài ra, canh tác rau trong nhà lưới 1 năm bà con có thể luân phiên thu hoạch 3-4 mùa vụ với nhiều loại rau củ khác nhau, từ đó tăng thêm năng suất thu hoạch và lợi nhuận cùng một diện tích đất trồng.
Mẫu Nhà Lưới Trồng Rau An Toàn Hiện Nay Được Đưa Vào Sử Dụng Phổ Biến
Nhà lưới trồng rau an toàn khá đa dạng về kiểu dáng, tuy nhiên có 2 loại hình nhà lưới phổ biến được nhiều bà con thi công là nhà lưới dạng hở và nhà lưới dạng kín. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau mà bạn có thể tham khảo ngay bài viết này nhé!
1.Mẫu Nhà Lưới Trồng Rau Kiểu Kín
Nhà lưới kín luôn luôn đòi hỏi kỹ thuật và đầu tư cao hơn hẳn so với nhà lưới hở. Đây là nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới chắn côn trùng với quy cách 25 mesh (một dòng sản phẩm riêng của Lực Sĩ Nhà Nông để khắc phục những nhược điểm của các dòng lưới dùng để thi công nhà lưới hiện nay trên thị trường). Từ đó che chắn và ngăn ngừa các loại côn trùng xâm nhập vô cùng hiệu quả.
- Kiểu mái: giống như nhà lưới kiểu hở, với thiết kế kiểu mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên.
- Có cửa ra vào được phủ kín bằng lưới.
- Khung nhà: Khung nhà lưới thường được làm bằng cột bê tông hoặc kế hợp cả bê tông và ống thép. Ngoài ra một số khu vực khác, họ sử dụng khung nhà lưới bằng các loại cây gỗ thân thẳng đứng, cứng, có độ bền với thời gian để thay thế.
- Độ cao: Chiều cao tiêu chuẩn của nhà lưới tùy thuộc vào từng điều kiện khác nhau như những nơi có gió giật cấp mạnh thì chiều cao lý tưởng nằm trong khoảng 2.5m – 3m. Đối với những nơi khuất gió nên làm chiều cao từ 3m – 4m để nhà lưới được thông thoáng. Lưu ý: chiều cao của nhà lưới được tính từ mặt đất lên tới đỉnh nhà.
- Quy mô diện tích: từ 500 – 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác hoặc cho những trang trại lớn, tùy thuộc vào nhu cầu của bà con nhà nông.
Ưu Điểm
- Vì nhà lưới được giăng kín lưới chống côn trùng bên ngoài nên có rác dụng ngăn ngừa hiệu quả các nhóm côn trùng gây hại, từ đó giảm tối đa lượng hóa chất bảo vệ thực vật, giúp sản xuất rau an toàn hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí.
- Giảm áp lực nước mưa nên tránh làm dập lá và cây con nhờ đó giúp cây con phát triển tốt và ít bệnh.
- Tăng được số vòng xoay thời vụ do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng rau vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau khi trồng bên trong nhà lưới sẽ cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.
- Giảm và có thể hết cỏ dại nhờ lưới ngăn mầm cỏ xâm nhập từ ngoài do đó giảm và hết dùng thuốc trừ cỏ (nên lưu ý loại trừ triệt để mầm cỏ lẫn vào giống và phân chuồng).
Nhược Điểm
Vào mùa nắng do không được thông gió, nên nhiệt độ bên trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 10C đến 20C. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ ấy không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của rau. Đặc biệt khi bạn sử dụng lưới chắn côn trùng thương hiệu Lực Sĩ sẽ giải quyết được vấn để đó tốt hơn, vì trong sợi lưới được pha thêm chất chống nắng chống nóng.
>>> Tham khảo thêm: Các Loại Lưới Chắn Côn Trùng Làm Nhà Lưới Công Nghệ Cao
2.Loại Nhà Lưới Trồng Rau Kiểu Hở
Đây là loại nhà lưới chỉ phủ lưới chắn côn trùng chủ yếu trên mái hoặc một phần vây xung quanh. Loại nhà lưới này chủ yếu để hạn chế ảnh hưởng của mưa gió và hạn chế được bụi bẩn giúp cho cây rau trồng được cả mùa mưa.
- Kiểu mái: mái bằng hoặc mái nghiêng 2 bên.
- Khung giàn: Chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới. Cột chống thường được làm bằng cây gỗ, cột bê tông hoặc khung sắt hàn.
- Độ cao: từ 2m đến 2.5m
- Quy mô diện tích: đa số nhà lưới được thiết kế từ 500m2 – 1000m2.
Ưu Điểm
- Do chỉ có mái che phần trên nên khá thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm và có thể luân canh đối với các loại rau ăn lá.
- Thiết kế đơn giản nên chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với các kiểu nhà lưới khác.
- Dễ mở rộng quy mô để nhiều hộ có thể liên kết với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động.
Nhược Điểm
- Không có tác dụng chống lại khi côn trùng bay vào phá hoại, do đó vẫn phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên.
- Nếu áp dụng cho quy mô quá lớn thì độ vững chắc của mô hình không cao.
==> Tham khảo thêm: Nghiên Cứu Làm Nhà Lưới Giá Rẻ Cho Bà Con Nhà Nông
Tổng Hợp 3 Bước Chuẩn Bị Khi Xây Dựng Nhà Lưới Trồng Rau
Bước 1: Trang bị kiến thức về nhà trồng rau sạch
Để thành công với bất cứ điều gì, điều đầu tiên bạn phải tìm hiểu nó là cái gì? Nhà lưới cũng vậy, trước khi làm rau sạch phải hiểu rõ rau sạch là thế nào, tiêu chuẩn đất, nước, bón phân, chăm sóc ra sao để dễ dàng nhận biết với rau không sạch.
Về nhà lưới đang áp dụng ở các trang trại trồng rau sạch có rất nhiều mô hình mà bạn có thể tìm hiểu và chọn lựa, vì mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng biệt. Tiếp theo, hãy tìm hiểu các loại rau mùa gieo trồng, đặc tính sinh trưởng, các loại sâu bệnh, cách chăm bón,… để có kiến thức vững chắc bắt tay vào dự án trồng rau sạch của mình. Nên chọn lựa giống rau màu phù hợp, thu hoạch nhanh, đồng thời phải phù hợp với khí hậu và thị trường ở nơi đặt nhà lưới.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng
Bước 1 bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn và học hỏi được kinh nghiệm thực tế. Bà con có thể quyết định lựa chọn mô hình phù hợp, cây trồng nào kinh tế và áp dụng trên diện tích bao nhiêu,…
Tiếp đến để đi vào kinh doanh rau sạch, bà con phải chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đất vườn, nguồn nước, nhà lưới cơ bản hay hiện đại,… tùy thuộc vào mô hình nhỏ hay lớn mà bạn đầu tư vốn ít hay nhiều.
Bà con nắm chắc số vốn đầu tư cho từng hạng mục nào thì dễ dàng quy hoạch được kinh tế như mua cây giống, hạt giống, cải tạo đất, hệ thống tưới, làm lưới, tiền thuê nhân công,…
Bước 3: Khảo sát và lựa chọn địa điểm đặt nhà lưới trồng rau
- Đất trồng rau là vấn đề không kém phần quan trọng, vì nếu diện tích có sẵn thì bạn chỉ cần cải tạo đất để trồng, nếu không bạn phải đi thuê đất.
- Nên chọn địa điểm đất có diện tích rộng từ 500m2 trở lên, nguồn nước thuận tiện và khí hậu phù hợp.
- Bên cạnh đó giao thông cũng phải thuận tiện, khoảng cách địa lý so với trung tâm không nên quá xa xôi. Nếu đầu tư thời gian trên 10 năm bạn có thể mở dịch vụ sinh thái, cho khách tham quan hoặc thuê đất để trồng rau sạch.
Nói chung việc đưa các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay vào vùng ngoại thành là một bước đột phá mới khi đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với việc trồng rau trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả người trồng rau phải đầu tư thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng.
Từ đó, bạn có thể cân đối và lựa chọn một trong hai kiểu nhà lưới phù hợp với tình hình cụ thể gia đình và địa phương. Hoặc nếu bạn chưa đưa ra được quyết định và cần một đơn vị tư vấn về mặt sản phẩm và kỹ thuật nhà lười trồng rau thì liên hệ ngay với Lưới Lực Sĩ nhé!