Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại

Thiết kế nhà lưới trồng rau sạch hiện nay không hề đơn giản mà cũng cần sự cẩn thận và hiểu biết. Do đó bài viết này sẽ giúp bạn dự đoán được giá thành cũng như không gian trồng rau trước khi thi công nhé

Bạn đang bắt tay vào khởi nghiệp một mô hình trồng rau nông nghiệp 4.0 mà không tốn quá nhiều chi phí vay mượn hay thế chấp ngân hàng? Bạn đang muốn tự thiết kế một vườn rau sạch nho nhỏ? Thiết kế nhà lưới trồng rau là một sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Vậy cách thiết kế nhà lưới trồng rau sạch làm sao để đạt chuẩn để bạn cảm thấy ưng ý nhất? Vì so với nhiều mẫu nhà lưới trồng rau giá rẻ hiện nay thì bạn thiết kế dưới đây được nhiều bà con lựa chọn bởi tính thông dụng và hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài biết này để biết thêm thông tin cũng như ưu điểm của nhà lưới mang lại, chắc chắn bạn sẽ thấy công việc này tương đối đơn giản.

Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại
Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại

Vì Sao Nên Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau?

Những năm trở lại đây, mô hình làm nhà lưới trồng rau ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn rất nhiều lần. Nhưng có nhiều bà con vẫn đặt ra câu hỏi vì sao phải thiết kế nhà lưới trồng rau sạch mà không trồng theo phương pháp truyền thống từ xưa đến nay. Vậy để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên kéo xuống tiếp bên dưới, vì có rất nhiều lợi ích mà còn đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Ưu Điểm Và Lợi Ích Khi Làm Nhà Lưới Trồng Rau Sạch

  • Khung nhà lưới thường chịu được lực tốt mà không cần quá cầu kỹ, dễ tháo lắp và sửa chữa.
  • Các loại rau củ quả dù không đúng mùa vụ nhưng vẫn có thể gieo trồng bên trong nhà lưới, để bán ra được giá và cung cấp đầy đủ rau của quả trái mùa đến người tiêu dùng. 
  • Trồng rau bên trong nhà lưới bạn có thể điều chỉnh được nhiệt độ phù hợp để rau củ phát triển một cách tốt nhất.
  • Phương pháp trồng rau trong nhà lưới không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì đã có lưới bao phủ xung quanh giúp rau không bị côn trùng phá hoại. Nên rau khi thu hoạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cung ứng ra thị trường luôn đạt được tiêu chí rau sạch và không có chất bảo vệ thực vật.
  • Nâng cao năng suất và tăng thêm mùa vụ trồng rau. Đồng thời, rau trồng bên trong nhà lưới cũng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với việc trồng ngoài thiên nhiên theo cách truyền thống.
  • Chi phí đầu tư 1 lần mà dùng được 3-5 năm hoặc có thể hơn. 
Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại
Vì Sao Nên Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau?

3 Bước Cơ Bản Khi Xây Dựng Nhà Lưới Trồng Rau

Bước 1: Lên Bản Thiết Kế Mô Hình Nhà Lưới

Trước khi xây nhà kính trồng rau, bạn phải tự lên ý tưởng và lên bản vẽ thiết kế. Bạn cần xác định mình sẽ làm nhà lưới như thế nào, hình dáng như thế nào.

• Cách thiết kế mái lưới: Bạn có thể lựa chọn kiểu mái bằng hoặc hai mái, nhưng thông thường mái bằng được ưa chuộng hơn vì dễ lắp đặt và ít tốn công sức. Nhà lưới trồng rau thường được xây dựng theo hình hộp chữ nhật.

• Chiều cao nhà lưới phù hợp: Tùy theo địa hình khu vực mà chiều cao nhà lưới trồng rau cũng khác nhau. Đối với những nơi gần biển hoặc nơi có gió lớn, chiều cao nhà lưới thiết kế từ 2,5m đến 3m. Và các lam chắn gió được thiết kế từ 3m trở lên để tạo sự thông thoáng cho nhà lưới.

• Khung nhà lưới: Đối với nhà lưới lớn, khung nhà lưới sẽ được đổ bê tông kết hợp với thép để tạo sự chắc chắn cho nhà lưới. Nếu chỉ làm nhà lưới nhỏ, bạn có thể dùng các loại gỗ cứng, bền để thay thế cột bê tông.

Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại
3 Bước Cơ Bản Khi Xây Dựng Nhà Lưới Trồng Rau

Bước 2: Chọn Lưới Chắn Côn Trùng Bao Phù Xung Quanh Phù Hợp

Để làm nhà lưới trồng rau đem lại hiệu quả cao, bạn cần tìm hiểu và lựa những mẫu nhà lưới phù hợp với mô hình thiết kế của bạn. Ví dụ như:

  • Lựa chọn lưới chắn côn trùng có độ bền cao, chịu đựng được thời tiết tốt và chắn được các loại côn trùng bay vào bên trong.
  • Khu vực xung quanh nhà lưới nếu gọi là đạt chuẩn thì bà con nên chọn loại lưới 24 – 25 mesh, phần trên mái có thể thay thế dùng loại 16 mesh đến 18 mesh.

==> Xem thêm: Địa Chỉ Bán Lưới Chắn Côn Trùng Làm Nhà Lưới

Bước 3: Dựng Khung Và Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau

Khoảng cách lý tưởng giữa các trụ từ 3m đến 5m, mật độ trụ càng nhiều sẽ đảm bảo nhà lưới trồng rau chắc chắn hơn. Bên trên mỗi sào có gắn một nắp nhựa hoặc một túi ni lông để việc căng lưới dễ dàng hơn và tránh làm rách lưới.

Bạn nên sử dụng dây kẽm có kích thước từ 3m đến 5m tùy theo khoảng cách của các trụ để liên kết hệ thống trụ với nhau. Nên nối song song giữa các hàng để việc che lưới được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Cách Thiết Kế Nhà Lưới Trồng Rau Và Ưu Điểm Của Chúng Mang Lại
3 Bước Cơ Bản Khi Xây Dựng Nhà Lưới Trồng Rau

Những mẫu thiết kế nhà lưới trồng rau đơn giản ngày thường phù hợp với những vùng trung du hoặc miền núi, nơi điều kiện kinh tế còn hạn chế. Không những thế các loại cây trồng trong nhà lưới cũng là loại thông dụng thích hợp khá tốt với khí hậu và thời tiết của khu vực. Hy vọng bài viết bổ ích này góp phần giải đáp được thắc mắc và khám phá được sự thú vị về loại nhà lưới này. Bạn có đam mê hay có nhu cầu thiết kế nhà lưới trồng rau phục vụ cho gia đình mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:


Mọi thông tin xin liên hệ:
TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG

🌐Website: https://luoilucsi.com/
📍Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong/
🏠VP Đại Diện: 527 Bình Thới, P.10, Q.11, Tp.HCM.
☎Điện thoại: 088 626 2829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *