Thiết Kế Hệ Thống Lồng Nuôi Cá Trên Sông Đơn Giản

Nghề nuôi cá lồng trên sông đang là nghề cho thu nhập cao nhưng người nuôi trồng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro bởi ảnh hưởng của thời tiết, môi trường và đòi hỏi người nuôi phải hết sức cẩn trọng nhất là khi mùa mưa, bão kéo đến. Song Việt Nam có rất nhiều sông, ao hồ và bờ biển dài có tiềm năng nếu biết khai thác tiền năng diện tích mặt nước các hồ chứa nước thủy lợi với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: cá lăng nha, cá chình, cá rô phi, cá trắm, cá chép,…Tuy nhiên có một số loài cá không có khả năng hô hấp bằng bóng khí nên khi thiết kế lồng nuôi cá phải đảm bảo độ thông thoáng và lưu thông nước tốt.

Quy Trình Thiết Kế Lồng Nuôi Cá

Bước 1: Chuẩn Bị Khung Lồng

Khung lồng nuôi cá có thể làm bằng các nguyên liệu như: kẽm, thép, tre, gỗ. Đối với bà con ở miền núi có thể tận dụng các nguyên liệu gỗ, tre hoặc lồ ô có sẵn để giảm bớt đi chi phí làm lồng. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quy mô đầu  tư của mỗi hộ mà thiết kế khung lồng nuôi cho phù hợp. Với cá Diêu hồng, Rô phi nên thiết kế khung lồng có 6 – 12 ô lồng và dành riêng 1- 2 ô lồng để làm nhà sinh hoạt và kho chứa thức ăn, những ô còn lại dùng để nuôi.

Bước 2: Phao Nâng Lồng

Dùng tấm xốp có kích thước 50cm x 60cm x 90cm hoặc thùng phi sắt, phi nhựa 200 lít. Để đảm bảo sức nổi của lồng, nên bố trí mỗi ô lồng 4 – 6 phao, phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

Bước 3:  Lồng Lưới

Lồng lưới có dạng hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật có 1 mặt đáy, 4 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng lồng. Lồng làm bằng lưới nhựa HDPE nguyên sinh 100%, không phế liệu, chống nắng biển, chịu nước phèn, nhiểm mặn và tăng độ bền tốt.

Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ lúc thả cá, trong một vụ nuôi thường ta sử dụng 3 loại mắt lưới: Ban đầu chọn mắt lưới có kích thước (2a) =1cm Kích thước thứ 2: 2a = 2,5 cm Kích thước thứ 3: 2a = 4cm. Đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá ghiềm.

Kích thước lồng được chia làm ba cỡ: 

  • Lồng nhỏ kích thước 4 – 100 m3, độ sâu 1 – 2,5 m
  • Lồng trung bình thể tích 100- 500 m3, độ sâu 2,5 – 5m
  • Lồng lớn thể tích 500 – 1600 m3, độ sâu 5 – 7 m Tất cả các lồng dù thiết kế bằng vật liệu gì trên các mặt của thành lồng đều có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn không cho thức ăn trôi ra ngoài.

==> Xem thêm: Lưới Nuôi Trồng Thủy Sản Nuôi Tôm, Cá Giá Rẻ

Bước 4: Lắp Cụm Lồng

– Đặt các phi song song, khoảng cách các phao bằng khoảng cách lồng lưới. Trên cụm lồng lắp nhà bảo vệ diện tích bằng 1 đến 2 ô lồng.  – Khi lắp khung cụm lồng đặt trên bờ sau đó chuyển xuống nước để lắp lồng lưới – Dùng khung lồng đã hàn sẵn đặt lên phao, gắn phao vào khung lồng bằng dây thép.

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một loại lưới làm lồng nuôi cá thì có thể liên hệ thêm với Lưới Lực Sĩ để được tư vấn thêm nhé!

————————–

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG

🌐Website: https://luoilucsi.com/

📍Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong/

🏠VP Đại Diện: 527 Bình Thới, P.10, Q.11, Tp.HCM.

☎Điện thoại: 088 626 2829