Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Trong Nhà Kính Thu Sản Lượng Lớn

Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính là một cách trồng hiệu quả để đảm bảo sản lượng lớn và đạt được chất lượng cao. Bài viết này Lưới Bạt Lực Sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật chi tiết để giúp bạn thành công trong việc trồng ớt chuông trong môi trường nhà kính.

Ớt chuông còn có tên gọi khác là ớt ngọt, một loại thực phẩm được sử dụng trên toàn khắp thế giới với đa dạng mẫu mã và chủng loại khác nhau. Thực vậy, canh tác ớt chuông trong nhà kính được xem là hướng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Đây được xam là hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, không chỉ đem lại năng suất cao, chất lượng tốt mà còn tiết kiệm được công lao động và tạo ra sản phẩm an toàn. 

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Trong Nhà Kính Thu Sản Lượng Lớn
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Trong Nhà Kính Thu Sản Lượng Lớn

Lợi Ích Và Phân Loại Màu Của Ớt Chuông

Ớt chuông có nhiều màu khác nhau không phải do chúng là các loại ớt khác nhau. Mà lý do cũng giống như các loại quả khác đó là sự chín. Nguyên nhân là do sự phân rã của một số phân tử hoá học bên trong quả ớt qua thời gian. Từ ớt xanh không thu hoạch dần dần sẽ chuyển sang màu khác. Từ ớt chuông ban đầu có màu xanh lục, lúc này phần thịt quả chứa nhiều sắc tố diệp lục tạp màu xanh giống như màu lá. Sau khi già đi, ớt sẽ chuyển sang màu vàng, vì diệp lục trong quả bị phá vỡ đi gần hết, đây là giao đoàn ương sắp chín. Khi ớt chín, chúng bắt đầu chuyển qua màu đỏ tươi đẹp mắt, ớt càng chín càng đỏ sậm cho tới khi chuyển sang màu nâu đen rồi hư thối.

Suy cho cùng ớt chuông màu nào cũng tốt, thành phần dưỡng chất cũng tương đối giống nhau, ớt chỉ khác nhau về lượng các chất trong đó. Ví dụ như:

  • Ớt chuông màu xanh: có vị chua, bên trong chứa các sắc tố diệp lục, đây là loại giàu vitamin A nhất, được tồn tại dưới dạng beta caroten cao hơn so với ớt màu đỏ và vàng.
  • Ớt chuông đỏ: có vị ngọt thanh, rất dễ ăn lại ngon nên rất được ưa chuộng. Lại là màu chứa nhiều vitamin C nhất.
  • Ớt chuông vàng: là sự giao thoa giữa ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ. Nên ớt màu vàng có chứa hàm lượng vitamin A và C ở mức cao. Đây cũng là loại màu giàu chất chống oxy hoá, kali và chất xơ hơn cả.
Lợi Ích Và Phân Loại Màu Của Ớt Chuông
Lợi Ích Và Phân Loại Màu Của Ớt Chuông

Kỹ Thuật Trồng Cây Ở Ngọt (Ớt Chuông) Trong Nhà Kính Đúng Cách

1.Tiêu Chuẩn Chọn Giống Ớt Chuông

Tiêu chí chọn giống cây trồng phải khỏe mạnh, cứng cáp, có 4 – 6 lá thật, không bị sâu bệnh. Rễ cây phải chạm tới đáy chậu, cây con phải phát triển cân đối khi được 40 – 45 ngày tuổi, cao 12 – 15cm.

Nếu mua hạt giống về tự gieo thì bạn nên mua hạt giống ở những cửa hàng bán hạt giống uy tín. Hạt vẫn còn hạn sử dụng và tỷ lệ nảy mầm cao. Ớt ngọt có nhiều loại như ớt xanh, ớt đỏ, ớt vàng,…

Kỹ Thuật Trồng Cây Ở Ngọt (Ớt Chuông) Trong Nhà Kính Đúng Cách
Kỹ Thuật Trồng Cây Ở Ngọt (Ớt Chuông) Trong Nhà Kính Đúng Cách

2. Kỹ Thuật Làm Đất Trồng Ớt Ngọt Trong Nhà Kính

Ớt ngọt rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, nên cần làm đất thật kỹ để loại bỏ tàn dư cây trồng và cỏ dại. Loại đất thường được dùng trồng ớt chuông nhà kính phải giàu photpho và canxi với độ pH lý tưởng trong khoản 5.5 – 7.0.

Nhiệt độ thích hợp đất trong nhà kính khoản 21 độ C. Ngay khi quả đầu tiên xuất hiện, bạn nên cân nhắc bón phân thêm cho cây trồng nhưng không nên quá lạm dụng.

3. Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Bên Trong Nhà Kính Trồng Ớt Ngọt

Thời gian đầu cây ớt con còn yếu nên cần chú ý nhiều hơn về độ ẩm cũng như nhiệt độ bên trong vườn. Vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, nhiệt độ tối ưu nhất vẫn là 18-28 độ C

Độ ẩm là một trong những điều kiện quan trọng mang tính chất quyết định đến hiệu quả của ớt chuông khi trồng. Trong đó, độ ẩm cao sẽ khiến làm giảm đi lượng phấn hoa và đồng nghĩa với việc giảm thiểu số lượng cây trồng. Ngược lại, độ ẩm không được đảm bảo sẽ rất có thể làm phấn hoa bị khô và ngăn chặn sự nảy mầm tự nhiên. Do vậy, một độ ẩm lý tưởng từ 70-80% luôn được duy trì đầy đủ, đều đặn sẽ cho phép phấn hoa được tạo ra một cách thuận lợi, đồng thời giải phóng thích hợp để có thể nảy mầm thành công. 

Kỹ Thuật Trồng Cây Ở Ngọt (Ớt Chuông) Trong Nhà Kính Đúng Cách
Kỹ Thuật Trồng Cây Ở Ngọt (Ớt Chuông) Trong Nhà Kính Đúng Cách

4.Mật Độ Và Khoảng Cách Trồng Cây Ớt Chuông

Đối với ớt chuông nên trồng 2 hàng/luống, khoản cây cách cây 30-35cm, hàng cách nhau trên luống 60cm. Hai luống cách nhau 1,2 – 1,4m. Mật độ cây trồng trên 1ha khoảng 30.000 – 40.000 cây.

5.Trồng Cây Ớt Chuông Trong Nhà Kính

Cây sau khi có 5-6 lá thật thì đưa vào túi trồng hoặc ra đất trực tiếp. Dùng bay chọc một lỗ nhỏ vừa đủ bầu cây, sau đó đặt cây vào hốc sao cho phần cổ rễ ngang với mặt đất, ấn nhẹ đất xung quanh để cố định thân cây. Chú ý không được lấp đất quá sâu hay quá nông, cây dễ bị nhiễm bệnh. Tưới nước giữ ẩm ngay sau khi trồng. 

Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính

1.Tưới Nước Cho Ớt Chuông

Ớt chuông là một trong những loại cây trồng đòi hỏi lượng nước tưới nhiều, nhưng không chịu được ngập úng, nên phải chia nhỏ số lượng nước tưới trong ngày, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết khô nóng khó chịu. Đồng thời bổ sung nước tưới đầy đủ để đảm bảo quả giòn ngọt cùng màu sắc sặc sỡ.

Lượng nước tưới sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi cây, trung bình lượng nước cần cho cây ớt ngọt khoản 2-4 lít/gốc/ngày.

2.Kiểm Soát Cỏ Dại Bên Trong Nhà Kính Trồng Ớt Chuông

Bạn có thể sử dụng quạt thông gió trong nhà kính để giúp hạn chế cỏ dại.

Bạn cũng có thể phủ bạt địa trải nền nhà kính sẽ giúp ngăn ngừa cỏ dại phát triển một cách hiệu quả và lấy đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. 

Một phương pháp khác bạn cũng có thể cân nhắc là thường xuyên kiểm tra đất xung quanh cây để đảm bảo phát hiện và loại bỏ kịp thời cỏ dại trong đất bằng các phương pháp thủ công.

Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính
Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính

3.Ngăn Ngừa Sâu Bọ Dịch Bệnh Hoành Hành Bên Trong Nhà Kính

Một số loại kẻ thù gây hại cho ớt chuông có thể kể đến như ốc sên, rệp, ruồi trắng,…đây là những loại côn trùng gây nguy hiểm nhất cho ớt chuông trong quá trình gieo trồng và chăm sóc. Do đó bạn có thể cân nhắc và sử dụng một số biện pháp cơ bản ngăn ngừa dưới đây: 

  • Bạn có thể kiểm tra hàng ngày và tiến hành loại bỏ thủ công ốc sên ra khỏi nhà kính
  • Sử dụng vòi xịt mạnh (nên dùng ở cây trường thành) để rửa sạch các loại rệp sáp trên cây. Nhưng cần chú ý áp lực nướng để tránh hư hại lá hoặc đất xung quanh cây bị ngâm trong nước quá lâu gây ngập úng.
  • Sử dụng lưới chắn côn trùng bao phủ để tránh công trùng xâm nhập vào bên trong
  • Sử dụng một số loại thuốc chuyên trị để ngăn ngừa tình trạng dịch bệnh như nấm, ruồi vàng,… 

4.  Cắm Chói Cho Cây Ớt Ngọt (Ớt Chuông)

Sau khi trồng được 2 tuần, cây đã bén rễ thì tiến hành cắm chói để cố định từng cây không bị đổ ngã. Bên cạnh đó nên kết hợp đan dây để giúp cây trồng không bị ngã đổ trong quá trình mang trái.

5. Tỉa Nhánh Cho Vườn Ớt Chuông Trong Nhà Kính

Đây được xem là công việc cần thực hiện trên cây ớt chuông và cây phát triển rất nhanh. Nên tiến hành tỉa bỏ những nhánh ở phần gốc cây để tránh tiêu hao chất dinh dưỡng và nhiễm sâu bệnh hại.

6. Bón Phân Cho Ớt Ngọt

Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển cần bổ sung phân bón để giúp cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất. Tùy theo điều kiện của từng loại đất và giai đoạn sinh trưởng cụ thể mà bón phân với liều lượng thích hợp. Các loại phân bón được sử dụng cho cây ớt chuông bao gồm phân NPK, phân chuồng hoai mục và một số loại phân chuyên dụng khác cho cây hồ tiêu.

Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính
Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính

7. Thu Hoạch Và Phân Loại Ớt Trồng

Trong quá trình thu hoạch, tốt nhất bạn nên dùng kéo hoặc dao sắc làm dụng cụ thu hoạch ớt. Điều này tránh làm tổn hại đến những bộ phận yếu của cây, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở thế hệ sau. Một điều cần lưu ý nữa là bạn không nên dùng tay bốc ớt và dụi mắt, vì thành phần bên trong ớt sẽ gây kích ứng mắt và da.

Tuỳ vào nhu cầu khách hàng để thu hoạch quả vào từng giai đoạn quả xanh, vàng hay chín đỏ. Ví dụ như: 

  • Thu hoạch quả khi vỏ quả chuyển từ xanh non sang xanh thẫm, vỏ quả cứng, bấm vào nghe giòn tai là có thể thu hoạch.
  • Đối với thu hoạch lấy quả chín đỏ hoặc vàng, khi quả chuyển từ màu xanh vàng, đỏ trên 50% thì tiến hành thu hoạch.

Quả ớt chuông sau khi thu hoạch có thể bảo quản từ 7 ngày ở nhiệt độ thường, 40 ngày nếu bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 độ C, độ ẩm 95 – 98%. Hàm lượng caroten có xu hướng tăng sau 3 – 4 tuần thu hoạch, và lượng đường giảm 25% sau khi thu hoạch 5 – 6 tuần. 

Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính
Kỹ Thuật Chăm Ớt Chuông Trong Nhà Kính

Trên đây là kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính, bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng vào mô hình của vườn nhà mình nhé!

>>> Đọc thêm: Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính

>>> Đọc thêm: Báo Giá Lưới Chắn Côn Trùng Nhà Kính 2023

———————————

MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:

TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG

🌐Website: https://luoilucsi.com/

📌Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong

🏠VP Đại Diện: 527 – 529 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Tp.HCM.

☎Điện thoại: 0886 262 829

🎥Youtube: https://bit.ly/lucsinhanong

💯𝑳𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒔𝒂̉𝒏 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒑𝒉𝒐̂́𝒊 𝒕𝒓𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑, 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏, 𝒅𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒉𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂̣𝒊 𝒍𝒚́!

2 thoughts on “Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Trong Nhà Kính Thu Sản Lượng Lớn

  1. Pingback: Kỹ Thuật Trồng Ớt Trong Nhà Lưới Cho Hiệu Quả Cao | Lưới Lực Sĩ

  2. Pingback: Kỹ Thuật Trồng Măng Tây Bằng Hạt Giống Và Gốc Cho Năng Suất Tốt | Lưới Lực Sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *