Dưa lưới là loại nông sản có giá trị kinh tế cao, nhưng không phải bất kỳ ai cũng có kiến thức về việc kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính cho năng suất cao. Vậy nên bài viết này, Lưới Bạt Lực Sĩ gợi ý những kinh nghiệm trồng dưa lưới của nhiều bà con chia sẽ, cho một mùa dưa bội thu.
Nhà kính trồng dưa lưới không chỉ giúp bảo vệ cây trước các yếu tố thời tiết, mà còn tạo nên môi trường nhiệt độ dễ kiểm soát và tối ưu được năng suất. Mặt dù đây là kỹ thuật đòi hỏi việc đầu tư chi phí ban đầu khá nhiều, sự chăm sóc tỉ mỉ và hiểu biết sâu sắc về các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, dưa lưới khi thu hoạch sẽ được số lượng lớn, sạch, an toàn và mang lại lợi nhuận cao trong kinh doanh.
Tại Sao Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Được Nhiều Người Lựa Chọn?
Thời gian trước đây, khi kỹ thuật trong nông nghiệp còn lạc hậu thì việc trồng dưa lưới sẽ gặp nhiều khó khăn như sự phá hoại của côn trùng, thời tiết không thuận lợi,… Nhưng sau này nền nông nghiệp công nghệ cao đã được du nhập, nhà kính xuất hiện với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nông sản chất lượng. Đó được xem là bước ngoặc cũng như giải pháp cứu cánh cho bà con nông dân trong việc canh tác dưa lưới với nhiều ưu điểm sau:
- Điểu chỉnh được ánh sáng hợp lý theo đặc điểm phát triển của dưa lưới.
- Ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng gây hại.
- Bảo vệ vườn dưa lưới trước các tác động xấu của thời tiết.
- Giảm chi phí phòng trị bệnh và cả chi phí nhân công chăm sóc dưa lưới.
- Tăng năng suất và cho mùa vụ được bội thu
Do đó, nếu bạn có dịp đi các tỉnh thành chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể là hoa và cây ăn trái như Đà Lạt, Lâm Đồng, Phú Giáo, một số tỉnh miền Bắc,… bạn sẽ thấy được mô hình nhà kính trồng rau, trồng hoa,…đang phát triển mạnh!
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Lưới Trong Nhà Kính
1.Lựa Chọn Và Thiết Kế Nhà Kính Trồng Dưa
Nhà kính trồng dưa lưới cần được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc tính sinh trưởng nên cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Nhà kính mái hở cố định một bên. Khẩu độ 9.6m x 4m để đảm bảo không khí lưu thông, giúp cây phát triển tốt.
- Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 9,000 cm (9m)
- Nhà kính được phủ màng nhà kính có độ dày 200 µm,
- Phần mái hở cố định được che phủ bởi lưới chắn côn trùng 32 mesh
- Trụ cột cố định được đúc bê tông chắc chắn
- Bên trong nhà kính được xử lý bề mặt và trải bạt phủ nền nhà kính màu trắng, loại bạt sử dụng tránh đọng nước trên mặt bằng, loại bỏ cỏ dại, ngăn nấm phát triển làm hư hại đến mùa vụ.
- Khung nhà kính, cửa trược chắc chắn
- Xác định thiết kế hệ thống nhà kính gồm hệ thống thông gió, hệ thống tưới nước, và hệ thống kiểm soát nhiệt độ.
2.Chuẩn Bị Đất Trồng Dưa Lưới
Đất trồng dưa lưới nên đảm bảo các yếu tố như: đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và độ pH từ 6.5-7. Bạn có thể cải tạo đất trồng bằng cách trộn thêm các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã hoai mục, tro trấu,…
3. Mùa Vụ Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Hiệu Quả
Mùa vụ để trồng dưa lưới thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng cho việc trồng cây dưa lưới vào khoản sau tháng 2 – 3. Vì thời điểm này việc thu hoạch quả sẽ rơi vào cuối tháng 4. Nếu trồng vào tháng 8 – 9 thì thu hoạch có thể rơi vào tháng 11 đến tháng 12. Lựa chọn thời điểm trồng phù hợp để tránh các tháng lạnh( nhất là mùa lạnh ở Miền Bắc) giúp cho cây phát triển ổn định và cho năng suất quả cao.
4.Chọn Giống Dưa Lưới Và Ngâm Ủ Giống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hát giống dưa lưới khác nhau, nên bạn cần cân nhắc lựa chọn giống dưa lưới phù hợp với điều kiện trồng và mục tiêu của thị trường. Đồng thời xem xét các yêu tố liên quan như thời giant hu hoạch, hương vị, khả nắng chống sâu bệnh. Dựa vào màu sắc ruột dưa lưới, có 2 loại dưa lưới phổ biến nhất là dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh. Cả dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh đều có hương vị cực kỳ thơm ngon, thanh mát và giàu dinh dưỡng:
- Dưa lưới ruột vàng: hình dáng trái tròn với vỏ màu xanh thẫm và phần thịt màu vàng hoặc vàng cam. Phần thịt mọng nước, vị ngọt đậm và giòn.
- Dưa lưới ruột xanh: cả vỏ và thịt đều có màu xanh lục nhạt, khi chin vỏ dưa sẽ dần ngả sang màu nâu, trên vỏ có vân lưới dày đan nhiều lớp. Thịt dưa rất mịn mượt, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh mát. Ngoài ra, dưa lưới ruột xanh còn có loại dưa vỏ vàng ruột xanh khá bắt mắt.
Sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5h và mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nanh.
5. Gieo Hạt Dưa Lưới
Cho hạt vào bầu ươm rồi phủ lớp đất mỏng lên, để chổ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn với phân chuồng ủ hoai mục để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.
Sau 2 ngày ươm giống, các hạt giống dưa lưới sẽ bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần theo dõi và tưới lượng nước vừa đủ để cây phát triển. Sau khoản 8-10 ngày thì cây bắt đầu có lá thật.
Tiếp theo đợi sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Chú ý chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp hoặc lựa chọn khay ươm phù hợp giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
6.Trồng Cây Con Trong Nhà Kính
Khi cây có 2-3 lá chính thì bắt đầu trồng vào giá thể trong nhà kính để cây phát triển. Giai đoạn này cây con cần thời gian thích nghi với môi trường mới do đó không tác động mạnh hoặc thường xuyên thúc ép dinh dưỡng. Sau khi trồng cây con, ngày tưới nước 2 lần và tạo bóng mát trong tuần đầu tiên để cây con phục hồi.
Sau khi chuyển môi trường trồng cây con dưa lưới, 7-10 ngày tiếp theo, kỹ sư sẽ bắt đầu đi treo dây cố định cây phát triển theo chiều đứng. Mỗi cây chỉ nên giữ 1 quả thì sẽ có 2 dây, 1 dây treo thân cây với các kẹp cố định thân cây chuyên dụng, 1 sợi khác có gắn móc treo trái nhằm cố định trái sau khi thụ phấn. Ngoài ra, kỹ thuật tỉa chồi thường chỉ để lại cành từ nách thứ 10 trở đi. Để từ đó, cây dưa lưới tránh được tình trạng sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.
Khi trồng vào nhà kính một thời gian cố định, cây bắt đầu cho ra những bông hoa đầu tiên, lúc này bạn bắt đầu tiến hành thụ phấn. Có 2 cách thụ phấn đang được ứng dụng phổ biến ngày nay là sử dụng ong và thụ phấn thủ công bằng tay để kết quả đậu trái đạt được 100%.
Đất trồng cây phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý khi trồng và chăm sóc dưa lưới cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.
7. Thu Hoạch Dưa Lưới
Thời gian thu hoạch dưa lưới khoản sau 3 tháng kể tử ngày gieo hạt cũng như tuỳ theo điều kiện khí hậu từng vùng để dưa lưới đạt được độ chin và độ ngọt thích hợp.
- Độ ngọt của dưa lưới dao động từ 14 đến 17 độ Brix là dưa đạt chất lượng.
- Trọng lượng dưa lưới dao động từ 1,4kg đến 2,5kg
Trên đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính mà Lực Sĩ đã khảo sát từ nhiều bà con đã và đang áp dụng. Ngoài ra mỗi người sẽ có một cách canh tác khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm để đạt được một môi trường tốt nhất cho sự phát triển của cây và thu hoạch được mùa dưa lưới chất lượng.
>>> Tham khảo thêm: Báo Giá Lưới Chắn Côn Trùng Nhà Kính 2023
>>> Tham khảo thêm: Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trong Nhà Kính Đạt Năng Suất Cao
———————————
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
TRỤ SỞ CHÍNH – LỰC SĨ NHÀ NÔNG
🌐Website: https://luoilucsi.com/
📌Facebook: https://www.facebook.com/lucsinhanong
🏠VP Đại Diện: 527 – 529 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Tp.HCM.
☎Điện thoại: 0886 262 829
🎥Youtube: https://bit.ly/lucsinhanong
💯𝑳𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒔𝒂̉𝒏 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒑𝒉𝒐̂́𝒊 𝒕𝒓𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑, 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏, 𝒅𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒉𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒂̣𝒊 𝒍𝒚́!
Pingback: Quy Trình Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính - Lưới Nhà Màng
Pingback: Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Trong Nhà Kính Thu Sản Lượng Lớn | Lưới Lực Sĩ
Pingback: Kỹ Thuật Trồng Măng Tây Bằng Hạt Giống Và Gốc Cho Năng Suất Tốt | Lưới Lực Sĩ